Mùa hè đến, sự nóng bức ở các nhà máy luôn là vấn đề lớn. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 2020 sẽ là năm nắng nóng kỷ lục, với nền nhiệt độ trung bình cao hơn từ 0,5-1 độ C. Nắng nóng diện rộng kéo dài, chỉ số tia UV và bức xạ cao, công nhân làm việc tại các nhà máy dễ mất nước, mệt mỏi, … thậm chí sốc nhiệt, đột quỵ. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần người lao động mà còn ảnh hưởng năng suất và chất lượng công việc. Nhiều giải pháp làm mát cho nhà xưởng được đưa ra. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả với mức chi phí tiết kiệm? 1. Lựa chọn giải pháp làm mát Hệ thống điều hòa HVAC hay Quạt trần công nghiệp HVLS? Hệ thống điều hòa HVAC (Heating, Ventilating và Air Conditioning) là hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí. Mục tiêu của HVAC là cung cấp một mức độ chấp nhận được về nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong không gian nhà hoặc xe cộ. Quạt trần công nghiệp HVLS (High Volume Low Speed), thường được biết đến với tên gọi Quạt trần sải cánh lớn, Quạt trần nhà xưởng, Quạt Trần công suất lớn, … Với chức năng điều hòa không khí, giảm độ ẩm và nền nhiệt cho không gian rộng, quạt HVLS có tốc độ quay chậm và phân phối lượng không khí lớn cho toàn bộ khu vực. Thiết kế cánh quạt nằm xéo và đường kính dài (8-24 feet), giúp quạt có độ phủ lên đến 22,000m2, làm mát khoảng diện tích lớn bên trong nhà máy nhưng vẫn tiết kiệm điện năng. Hệ thống điều hòa HVAC hay Quạt trần công nghiệp HVLS là 2 giải pháp thông gió, làm mát thường được sử dụng tại các cơ sở sản xuất. Với cùng diện tích kho là 2000m2, thời gian hoạt động liên tục 24h/ngày - 720h/tháng, cùng so sánh lượng điện năng tiêu thụ và chi phí phát sinh: Để bao phủ toàn bộ khu vực, cần đến 4 máy lạnh 32 HP. Lượng điện năng tiêu thụ vì vậy rất lớn, gấp 64 lần quạt trần Rite Hite và chi phí vận hành hàng tháng gấp 65 lần chi phí vận hành quạt trần công nghiệp. Điều đó còn chưa kể đến, hệ thống HVAC tốn thêm phí bảo trì, bơm gas, vệ sinh lưới lọc, phiến tản nhiệt, động cơ làm mát, ...; trong khi quạt trần công nghiệp Rite Hite chỉ tốn công vệ sinh và bơm mỡ vào motor quạt. Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống HVAC buộc các nhà quản lý phải cải tạo lại các hệ thống như khoét mái hoặc tường vách để làm ống dẫn gió, việc này không những tốn chi phí mà còn chiếm dụng một khoảng không gian lớn bên trong nhà máy. 2. Sự tăng nhanh giá điện và khan hiếm nguồn điện Từ tháng 03/2019, giá điện tại Việt Nam tăng thêm 8.36%, giá điện bình quân tăng từ 1.720 đồng/kWh lên 1.864 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT). Giá điện tăng ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết doanh nghiệp. Thông tin khảo sát Cục Điều tiết điện lực, các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn phải trả thêm 95 triệu đồng/tháng. Điều này không chỉ ảnh hưởng giá thành sản phẩm mà còn ảnh hưởng giá vật tư nguyên liệu đầu vào. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, với mức tăng giá điện, chi phí sản xuất 1 tấn thép tăng 100.000-150.000 VNĐ (~ 0,6% giá thành sản xuất). So với mức lợi nhuận bình quân chỉ 5-6% thì đây là gánh nặng lớn trong việc cân đối chi phí và giá thành. Một điều đáng lo ngại khác là tình trạng thiếu hụt nguồn điện đang diễn ra trầm trọng. Báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện cho thấy hệ thống điện quốc gia đã cạn kiệt nguồn điện dự phòng, nhiên liệu để phát điện cho các nhà máy nhiệt điện than và khí gần như rơi vào khủng hoảng. Thực trạng thủy điện thiếu nước, mùa khô kéo dài, khí thiên nhiên suy giảm, … là viễn cảnh đáng lo ngại của ngành Điện. Tiết kiệm năng lượng và sử dụng điện năng lượng tái tạo được cho là những giải pháp để giải quyết nguy cơ này. 3. Có nên sử dụng điện năng lượng mặt trời khi chi phí đầu tư khá cao? Ngày nay, năng lượng mặt trời trở thành xu hướng trong năng lượng tái tạo từ thiên nhiên. Việc sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời sẽ góp phần tiết kiệm điện, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chi phí đầu tư lại không hề rẻ. Theo Công ty Cổ phần Đầu Tư Điện Xanh, để đầu tư 1kWp cần diện tích khoảng 6-8m2. Nếu lắp đặt từ 3-5kWp, mỗi tháng sinh ra 360-600kWh điện, chi phí đầu tư rơi vào khoảng 18-20 triệu đồng/kWp. Với những nhà máy tiêu thụ lượng điện lớn, cần phải lắp đặt hệ thống năng lượng lớn để đủ cung cấp điện. Chi phí đầu tư lắp đặt, thời gian thi công kéo dài kéo, chi phí bảo trì - bảo dưỡng hàng năm, … là mối lo ngại cho nhiều doanh nghiệp. 4. Giải pháp 2 trong 1 - Đầu tư năng lượng điện mặt trời kết hợp Quạt trần công nghiệp Rite Hite Giải pháp 2 trong 1 giúp đảm bảo làm mát không gian kho nhưng vẫn tiết kiệm điện năng. Đây được xem là một khoản đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao và doanh nghiệp có thể tránh được việc giá điện liên tục leo thang. Với cùng diện tích kho 2000 m2 và thời gian họat động 24h/ngày, có thể thấy: Nhờ lượng điện năng tiêu thụ ít hơn, giải pháp Quạt trần công nghiệp Rite Hite kết hợp Hệ thống điện năng lượng mặt trời không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiết kiệm đến 90% điện năng mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư và diện tích lắp đặt. Ngoài ra, với lượng điện dư thừa có thể bán cho Điện lực EVN với giá 2134VNĐ/kWh trong 20 năm. Hầu hết cơ sở sản xuất ở nước ngoài, đặc biệt Nhật Bản - nước đi đầu thế giới về công nghệ máy móc, đều sử dụng quạt trần công nghiệp Rite Hite làm bạn đồng hành. Đây được coi là minh chứng cho sự lựa chọn đem lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc. Là công ty của Mỹ, Rite Hite chuyên sản xuất các thiết bị nhà kho với tiêu chí tăng năng suất, an toàn và tiết kiệm nặng lượng. Các sản phẩm với chất lượng đạt chuẩn quốc tế và được kiểm định nghiêm ngặt trước khi đến tay khách hàng. ----------------------------------- Liên hệ ngay với chúng tôi để được khảo sát, tư vấn, báo giá: Hotline: 0838 11 11 33 Mail: [email protected] Comments are closed.
|
ROTOMaTIK VNChuyên phân phối độc quyền các thiết bị nâng hạ của Jungheinrich và thiết bị nhà kho Rite Hite TIN TỨC
August 2024
MỤC
All
|
ĐỊA ĐIỂM |
|